Từ nguyên Châu Á

Tên gọi trong tiếng Việt của châu Á bắt nguồn từ tên gọi tiếng Trung “亞洲” (âm Hán Việt: Á châu). Chữ “Á” 亞 trong “Á châu” 亞洲 là gọi tắt của “Á Tế Á” 亞細亞.[3][4] “Á Tế Á” (亞細亞 - "Yà xì yà") là phiên âm tiếng Trung của danh xưng tiếng Bồ Đào Nha “Asia”.[3]

Từ “Asia” trong tiếng Bồ Đào Nha bắt nguồn từ tên gọi tiếng La-tinh “Asia”.[3]

Từ "Asia" lại bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại Ασία (Asia), lần đầu tiên được chứng thực ở Herodotus, ở đó nó được nói đến như là Tiểu Á, hoặc trong các kết quả của các cuộc chiến tranh Ba Tư, đối với đế chế Ba Tư như là sự tương phản với Hy LạpAi Cập. Homer đã biết đồng minh của người Troia (Tờ roa) có tên gọi là Asios, con trai của Hyrtacus, một người cai trị nhiều thành thị.

Thuật ngữ Hy Lạp có lẽ có từ Assuwa, liên minh của nhiều quốc gia vào thế kỷ XIV TCN ở Anatolia cổ đại. Trong tiếng Hittite assu- "tốt" có lẽ là một thành phần trong tên gọi này. Ngoài ra, ngôn từ cơ bản của thuật ngữ này có thể có nguồn gốc từ chữ asu trong tiếng Akkad, có nghĩa là "đi ra ngoài" hay "mọc", ám chỉ tới hướng của Mặt Trời khi nó mọc ở Trung Đông. So sánh giả thiết này với giả thiết về ngôn từ học của châu Âu trong tiếng Semit erebu "lặn" có thể thấy lý do đặt tên của châu Á và Châu Âu là sự tương phản với nhau, tương tự như các thuật ngữ orient và occident (tên gọi của AnatoliaLevant cũng là dấu hiệu của "mặt trời mọc"). Tuy được viện dẫn nhiều nhưng giả thuyết này bị phản đối do thực tế là Anatolia ở Akkad hoặc Semit nói chung không nằm ở phía đông.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Châu Á http://www.britannica.com/EBchecked/topic/38479 http://www.demographia.com/db-worldua.pdf http://www.worldatlas.com/geoquiz/thelist.htm http://worldpopulationreview.com/continents/asia-p... http://www.asia-zone.de/ http://www.lib.utexas.edu/maps/asia.html http://www.stat.go.jp/english/info/meetings/cambod... http://www.freeworldmaps.net/asia/index.html http://www.un.org/esa/population/publications/sixb... //upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/08/Unit...